LỄ VU LAN | NGUỒN GỐC CỦA LỄ VU LAN BÁO HIẾU CHA MẸ .

lễ vu lan

Tương truyền, lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Đức Phật, khi Ngài chỉ cho đệ tử của ngài là Mục Kiền Liên cách cứu mẹ mình khỏi hình phạt của kiếp ngạ quỷ. Về sau, các Phật tử cũng áp dụng phương cách đó để cứu những vong hồn thân nhân của mình.

Câu chuyện xoay quang lễ vu lan.

Kinh Vu Lan chép rằng:

Mục Kiền Liên, một trong những vị đại đệ của Tử Phật, nổi tiếng nhất về lòng hiếu thảo và về thần thông, sau khi chứng quả La Hán, bèn nhớ tới công ơn cha mẹ và muốn báo đền. Nhờ có đạo nhãn, ông thấy mẹ mình đang bị đạo làm loài ngạ quỷ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, bụng lớn đầu to, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, ông bèn vận thần thông, bưng chén cơm đang ăn đến chỗ mẹ để dâng mẹ. Bà mẹ vì quá đói khát, nên khi được cơm, làm tham nổi lên, sợ người cướp giật, lấy tay trái che bát cơm, còn tay phải bốc ăn, Bởi lòng tham độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên vừa đưa cơm vào miệng thì cơm hóa thành lửa, bà chẳng ăn được chút nào.

lễ vu lan
Hình ảnh lễ đang được tổ chức

Mục Kiền Liên hết sức đau khổ, khóc lóc thảm thiết. Ông trở về bạch Phật, thuật lại câu chuyện và cầu Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ thân mẫu.

Phật dạy Mục Kiền Liên rằng:

Này Mục Kiền Liên, mẹ của ông do lòng tham độc ác đã tạo ra lỗi nằng nề trong nhiều kiếp; nay sinh trong ác đạo làm loài ngạ quỷ, nên không thể một mình ông cứu được. Dẫu lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao cũng không sao lay chuyển được hoàn cảnh; chẳng khác gì chiếc thuyền con không thể chở được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương; “thập phương chúng hội” – đức lớn như biển, mới cứu độ mẹ ông được giải thoát. Ta sẽ chỉ ra cho ông phương pháp cứu độ mẹ ông.

Này Mục Kiền Liên, ngày rằm tháng Bảy là ngày tự tứ của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ, các chư tăng tiến bộ rất nhiều trên đường tu học. Nhân ngày ấy, ông hãy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.

Ông hãy sắm sửa đủ các món ăn chay, năm thứ trái cây, cùng hương dầu đèn nến, giường chõng, chiếu, chăn, mùng mền, quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay…Tóm lại, là đủ bốn món cúng đường quí báu trên đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị đại đức trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng chứng được bốn quả thánh, hoặc các vị bồ tát thị hiện làm thầy tỳ kheo…Ông phải thành tâm kính lễ trai tăng cúng đường và thỉnh cầu chư tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành nguyện chú, vong linh mẹ ông sẽ được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, nhưng nhiều người khiêng thì dời đi đâu cũng được.

Mục Kiền Liên thực hiện lời Phật dậy và thực hiên tiết Vu Lan:

Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan; sắm đủ các vật liệu, rước chư tăng đến cúng đường, nên vong mẫu của ông thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ sinh về cảnh giới lành. Sau đó, Mục Kiền Liên hỏi Phật xem những Phật tử khác muốn cứu độ cha mẹ mình có thể dùng phương pháp đó không. Phật trả lời:

Quý lắm! này Mục Kiền Liên, đời sau, nếu có ai vì lòng hiếu thảo muốn đền đáp công ơn cha mẹ hiện tại hay quá khứ; thì cứ ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu lan này để cúng đường trai tăng. Nhờ công đức của chư tăng chú nguyện, cha mẹ hiện tại được tăng phúc thọ; thoát khỏi những điều tai họa khổ não. Còn cha mẹ bảy đời trước thì khỏi bị khổ Ngạ Quỷ, được sinh trong cõi Nhân hay Thiên; hưởng phúc vui vẻ không cùng.

Từ đó về sau, cứ đến ngày rằm tháng Bảy; các hàng Phật tử chí hiếu đều làm lễ Vu Lan để đền đáp công ơn cha mẹ dẫu còn sống hay đã mất. Ngoài ra, họ tưởng nhớ và chú nguyện cho cửu huyền thất tổ, các ân thân nhân, bạn bè; những người quen biết đã quá cố sớm được vãng sinh nơi Phật Quốc.

Lễ vu lan trong văn hóa Phật Giáo

Phật giáo chân truyền dạy như thế. Nhưng tín ngưỡng nhân gian có pha trộn nhiều điều khác. Chẳng hạn, do ảnh hưởng của Đạo giáo, quần chúng cho rằng: Ngày ấy ở âm phủ, quỷ sứ mở cửa địa ngục cho các vong hồn bay về dương thế để tha hồ ăn hưởng; rồi sau đó lại bay về âm phủ. Vì thế họ nảy sinh lòng thương xót đối với các vong hồn; Dần dà tục cúng cô hồn tháng bảy trở thành một tập tục dân gian.

Mô tả lễ hội Báo Hiếu cha mẹ:

lễ vu lan trong phật giáo
Lễ vu lan trong Phật Giáo

Đầu tháng bảy Âm lịch, Phật tử cũng như nhiều người ngoài Phật giáo, bắt đầu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân quen đã khuất bóng một cách đặc biệt hơn bình thường. Nhiều người ăn chay niệm phật, làm phúc đến chùa nghe thuyết pháp. Để chuẩn bị cụ thể hơn, người ta dành dùm tiền, quần áo, thực phẩm, thuốc men để cúng dường kính biếu chư tăng ni vào ngày lễ; Đồng thời để mua những đồ cúng tổ tiên trên bàn thờ suốt hai tuần cuối tháng 7.

Từ ngày áp lễ ( ngày 14/7) , bầu không khí ở các chùa chiền bắt đầu nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên. Nhiều Phật tử đã đến chùa để “đảnh lễ” Phật và cầu nguyện chung quanh chùa; Người ta bàn tán la liệt nhang hương, kinh Phật (nhất là kinh Vu lan), các lồng chim (để phóng sinh). Bầu không khí lễ lạt ở các chùa càng lúc càng làm cho tâm hồn người phật tử lâng lâng, sốt sắng; Cứ như tiếp xúc được với thế giới vô hình.
Ngày rằm, Chùa càng lúc càng đông người.

Tới khoảng 11 giờ trưa, lễ Vu Lan bắt đầu cử hành; Ngoài sân cũng như trong chùa, các trường phương bảo cái (cờ Phật giáo dạng phướn có lọng che) rải rác khắp nơi. Các cột trong chùa cũng treo cờ. Bàn thờ Phật, bàn thờ các Tổ đèn nến sáng chưng, hoa quả, hương khói nghi ngút.

Nghi thức tổ chức lễ vu lan

Bắt đầu buổi lễ:

Một hồi trống bát nhã nổi lên báo hiệu lễ Vu lan bắt đầu, mọi người im lặng. Trong chùa, ngoài các Phật tử đứng đối diện với tượng Phật ở chính điện; còn có nhiều tăng ni bận lễ phục trang trọng được mời ngồi trên ghế trước mặt các Phật tử. Vị sư trụ trì đứng ra nói vài lời khai lễ, rồi mời một vị thượng tọa trong số các tăng ni có mặt tại đó khai pháp. Vị này giảng ý nghĩa của lễ Vu Lan. Sau thời pháp là thời kinh: mọi người đều cùng nhau tụng kinh Vu lan nói về công ơn cha mẹ và bổn phận phải hiếu thảo đối với cha mẹ. Tất cả đều một cách nhịp nhàng theo nhịp mõ.

Tụng kinh Vu lan xong, các tăng ni được mời sang phòng Thọ Trai ăn một bữa cơm chay; bất kỳ ai có mặt tại đó, dù không phải là Phật tử, nếu muốn, đều có thể cùng dùng bữa với các tăng ni. Sau lễ thọ trai, là nghi thức cúng đường, còn gọi là lễ Tạ pháp cũng tại phòng đó. Các tăng ni được các Phật tử cúng đường mỗi người một gói. Trong gói đó có thể là quần áo, mùng mền, thuốc men, thực phẩm, tiền bạc hay những vật thường dùng.

Sau khi vị thượng tọa đại diện cho các tăng ni được cúng đường cám ơn phật tử, Tiết Vu lan chấm dứt. Tất cả mọi người ra về trong bầu không khí tưng bừng vui vẻ; buổi lễ kéo dài từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.

Kết thúc buổi lễ:

Những tăng ni được cúng đường thường là những vị có uy tín, được các Phật tử yêu mến ở những vùng chung quanh; cũng có những vị ở những tỉnh xa được mời tới. Những quà tặng đó là do các Phật tử tùy lòng hảo tâm đóng góp. Ý nghĩa của việc cúng đường là để tỏ lòng biết ơn với Tam Bảo mà các vị là đại diện. Tại các chùa lớn, số các ni tăng được mời có thể lên tới hằng trăm. Tại các chùa nhỏ, có thể có tới khoảng 20, 30 vị.

lễ vu lan
Đèn Hoa Đăng được thả phủ kín trên sông song dịp lễ.

Sau lễ, các Phật tử đi vãng cảnh chùa, hết chùa này tới chùa khác. Họ có thể đi theo đoàn thể do chùa tổ chức để tham quan các cảnh chùa ở xa. Đó vừa là một cuộc hành hương, cầu nguyện, vừa là một cuộc giải trí mang tính cách hội hè.

Những ngày sau đó:

Kể từ ngày rằm tháng 7 cho đến cuối tháng, các Phật tử ngày nào cũng đọc kinh Vu Lan tại bàn thờ gia đình hay tại Chùa. Đồng thời ăn chay niệm Phật, làm phúc bố thí để tưởng nhớ, chú nguyện; hồi hướng công đức cho cha mẹ, ông bà; và tất cả những người quá cố khác; kể cả những vong linh mồ côi vất vưởng đó đây (gọi là cô hồn). Trong nửa tháng này, bàn thờ Phật trong nhà lúc nào cũng trưng bày hương đèn, bông hoa và ngũ quả.

Theo phong tục, gia chủ tùy nghi chọn riêng một ngày nào đó trong nửa tháng này để làm lễ cúng cô hồn ở phía trước nhà . Cúng xong, họ thường tung gạo muối, trái cây, bánh kẹo, tiền bạc… vừa được làm lễ để cúng ra bốn phương với ý nghĩa các cô hồn hưởng dụng.