Tết rằm tháng Bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Còn có tên khác là Tết Vu Lan

tết rằm tháng 7

Tết rằm tháng Bảy gọi là Tết Trung Nguyên – Tết này còn có tên khác là Tết Vu Lan. Theo truyền thống từ xa xưa của cha ông ta, thì tháng 7 Âm lịch trong năm là một tháng vô cùng quan trọng. Đó là tháng để con cháu tỏ lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Từ đầu tháng 7 Âm lịch, thì các Phật tử cũng như nhiều người ngoài Phật giáo; bắt đầu tưởng nhớ tới tổ tiên bằng việc ăn chay niệm phật, làm việc phúc đức; đồng thời sẽ chọn một ngày đẹp trong tháng để hành lễ cúng Gia tiên và các Cô hồn.

Vì vậy ngoài việc cúng bái ông bà tổ tiên tức là làm lễ Gia tiên, các gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh là những vong linh không nơi lương tựa.

tết rằm tháng 7
Tết rằm tháng 7

1. Tết rằm tháng bảy và và cách chuẩn bị đồ cúng Gia tiên ngày lễ Vu Lan.

– Lễ vật cúng: Chuẩn bị một mâm cỗ mặn; ngoài ra còn sắm cho người thân đã qua đời đồ hàng mã như: quần áo, giầy dép, mũ, tiền, vàng… Cùng với sự hiện đại hóa làm đồ mã như nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính,… Nhưng đồ mã chỉ là biểu trưng, chỉ cần thể hiện tốt tâm ý của mình nhớ tới cội nguồn là được; thế nên chúng ta cũng không nên lãng phí vô ích.
– Thời gian cúng: Khác với cúng các ngày rằm trong năm; tết rằm tháng bảy không diễn ra vào đúng ngày 15. Thay vào đó, người ta cúng vào các ngày từ 02 đến 14/07 Âm lịch và được thực hiện vào ban ngày.
– Nơi cúng: Cúng Gia tiên thực hiện trong nhà, trước bàn thờ Gia tiên của gia đình.

– Lưu ý:

+ Trong khi cúng Gia tiên, nếu đọc văn khấn thì ngay sau khi đọc văn khấn thì phải đốt hóa văn khấn.
+ Cuối tuần hương, thắp thêm 1 tuần hương nữa rồi mới hóa các đồ dâng cúng.
+ Các đồ mã cần được chia ra làm nhiều lễ cho mỗi vong linh của gia đình; mỗi người riêng một lễ. Nếu để chung thì phải ghi rõ họ tên của mỗi vong linh vào đồ lễ.

2. Cách chuẩn bị đồ cúng tết rằm và cúng cho các cô hồn.

– Lễ vật cúng cô hồn truyền thống thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi chè, khoai luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, hương hoa, quần áo chúng sinh…Trong đồ cúng cho các cô hồn không làm cỗ mặn như: thịt gà, xôi, thịt, chả … là bởi vì theo quan niệm dân gian, đồ ăn mặn sẽ khơi dậy lòng tham, tranh giành ở các vong hồn khiến họ khó siêu thoát; hơn nữa, tục lệ này mang tính chất nhân đạo của nhân dân ta.

– Thời gian cúng: Thực hiện cùng ngày với cúng lễ Vu Lan; việc cúng cô hồn tiến hành sau khi cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên. Lễ cúng cô hồn nên diễn ra vào buổi chiều tối.

– Nơi cúng: Nơi cúng cô hồn thường được đặt ngoài đường, ngoài ngõ, trước cổng nhà. Tuyệt đối không để mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở.

– Lưu ý khi cúng cô hồn: Sau khi cúng cô hồn xong phải thực hiện mời các vong đi; tức là phải có thủ tục “tiễn khách” để tránh đưa vong hồn vào nhà.

– Như vậy với những chia sẻ trên, các bạn đã biết được tập tục cúng tế trong tết Trung Nguyên rồi phải không ạ!

Kết bài:

Đồ gỗ Quốc Cường mong rằng đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Và để tìm kiếm cho ngôi nhà của bạn một bàn thờ gia tiên bằng gỗ phù hợp vừa mang lại không khí ấm cúng; và vừa tạo thêm sự sang trọng cho ngôi nhà của bạn. Thì các bạn hãy đến ngay với cơ sở đồ gỗ Quốc Cường chúng tôi; để có thể tham khảo và tìm kiếm các mẫu bàn thờ đẹp nhất nhé.