Chữ nhẫn

chữ nhẫn (1)

Chữ nhẫn – ý nghĩa, văn hóa và đời sống.

Đầu tiên, cùng Đồ Gỗ Quốc Cường đi tìm hiểu nguồn gốc chung của chữ Nhẫn nhé:

Mỗi văn hóa trên thế giới đều có một nét đặc trưng, ý nghĩa thiêng liêng riêng biệt tùy vào đức tin của vùng miền đó. Ví như ở Phương Tây hay văn minh Châu Âu, từ xa xưa rất mạnh mẽ Kito Giáo, Giáo hội Công giáo La Mã, Tin lành,…

Còn ở Phương Đông chúng ra, thời xa xưa lại rất mạnh Phật giáo. Quan điểm sống của cả Kito Giáo, Phật giáo hay bất kì tôn giáo chính thống nào trên thế giới đều giống nhau; đều hướng chúng ta làm việc thiện, sống đạo đức, khiêm nhường và yêu thương nhau. Chữ Nhẫn chính là một đức tính tốt đẹp, cao cả nhất mà chúng ta được học

chữ nhẫn (1)
chữ nhẫn (1)

Ý nghĩa xâu xa của chữ nhẫn

Để thở thành một vĩ nhân, một người hoàn hảo thì chắc chắn người đó phải có đầy đủ những “Đức tính” tốt đẹp theo tiêu điểm chung của mọi thời đại. Nhẫn nhịn chính là một đức tính cao đẹp nhất mà con người hoàn toàn có thể đạt được. Nhẫn chính là một mục tiêu để con người học hỏi và làm theo.

Chữ nhẫn với mục đích cực hiền thiện thì không thể gọi là nhu nhược, hèn nhát, tiêu cực,… Tùy theo tôn giáo khác nhau mà có những các giải thích khác nhau về “nhẫn nhịn”, nhưng chung quy tất cả đều giống nhau.

Phân tích chi tiết về nhẫn

Chữ nhẫn có thể hiểu theo nghĩa là nhẫn nhịn, nhẫn nhục, nhẫn nại chịu đựng trong mọi vấn đề, mọi hoàn cảnh. Mặc dù có thể hiểu tất cả đều mang một ý nghĩa chung đó là chịu đựng; thế nhưng, hãy cùng Quốc Cường phân tích chi tiết từng chữ trên nhé, bất ngờ là nó có khác nhau trong từng ngữ cảnh đó ạ!

Nhẫn nhịn nghĩa là chịu đựng, nhún nhường, nhượng bộ những lời nói sắc mỏng mang tính sát thương, để kiểm chế cảm xúc bản thân.

Nhẫn nhục là chịu đựng những sự cực khổ, phải dặn lòng chịu đựng những tủi nhục, nhục nhã mà bản thân vẫn phải tỏ ra bình thường, vui vẻ.

Nhẫn nại chính là sự bền bỉ kiên trì của bản thân trước bất kì tình huống tồi tệ nào, bất cứ khó khăn nào xảy ra trong thời gian bạn đang cố gắng để đạt được điều gì đó.

Bất kể lời nói, hành động trực tiếp hay gián tiếp không bao giờ bạn có thể tránh khỏi những sát thương vô ý hay cố tình. Thế nên, tâm lý bạn luôn luôn phải vững vàng, phải đặc biệt làm chủ được tâm lí; phải “nhẫn” để hướng đến cái kết tốt đẹp nhất mà mình mong muốn.

Nhẫn với người và với mình đặc biệt chữ nhẫn trong gia đình

Chữ nhẫn đẹp với người

Phật dạy chữ nhẫn với người là khi người có hành động và lời nói không đúng hay xúc phạm đến mình mà vẫn giữ được bình tĩnh, vị tha không để bụng. Người đặt mình vào trường hợp này mà cãi lại hay có những hành động gay gắt để đáp lại là trái với chữ nhẫn.

Chữ nhẫn đẹp với mình

Phật dạy chữ nhẫn với mình là nhẫn với lòng mình và sự trái ngược của chính mình. Khi  tâm trạng hay bản thân có sự đau đớn, phải nhẫn chịu và tìm cách để thoát khỏi nó.

Chữ nhẫn đẹp trong gia đình

“Bạo hành gia đình” – vấn đề nhức nhối nhất của mọi thời đại, mọi xã hội và mọi văn hóa nói chung. Chắc hẳn, các bạn đều có thể hình dung được sự nghiêm trọng của vấn đề này rồi đúng không. Trong bất kì đời sống gia đình, hôn nhân nào; cả vợ chồng, con cái đều phải học được chữ Nhẫn. Phải có Nhẫn thì gia đình mới hạnh phúc; phải có nhẫn thì vợ chồng mới luôn đằm thắm, sắt son; phải có nhẫn con cái mới giỏi giang, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Nhẫn với môi trường, hoàn cảnh

Phật dạy nhẫn trong bất cứ hoàn cảnh nào, nói đói khổ cũng phải học thầy, nơi thiếu đạo đức thừa của thì phải bỏ ra để học. Và những người chiết thắng được hoàn cảnh này sẽ là những người có nhẫn trong mình và trở thành những người tốt đẹp.

Nhờ có Từ, Bi, Hỷ, Xả mà ta có được Nhẫn một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Bởi thế, phật dạy nhẫn là liều thuốc đối trị sân hận, làm chủ được bản thân. Có chữ nhẫn, con người sẽ bớt được tính nóng nảy tạo hòa khí với mọi người.

Chữ nhẫn đẹp trong lời phật dạy

Chữ nhẫn từ ngàn xưa, trong văn hóa phương Đông, vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần hiệu trong việc đối nhân xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Dân gian ta thường nói “Một câu nhịn là chín câu lành”. Tuy nhiên ý nghĩa của phật dạy nhẫn cũng có ý nghĩa khác so với quan niệm của dân gian. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Phật dạy chữ nhẫn và cuộc sống của con người

Chữ nhẫn đây không còn là sự kiềm chế hay tự chủ nữa, mà là sự an nhiên của một người vô sự, đủ thông tuệ để nhìn ra được bản chất vô thường, “như huyễn, như mộng” của mọi điều ân oán thị phi.

Trong phẩm Thập nhẫn, phật dạy nhẫn hoàn toàn mang nội hàm của trí tuệ, có nghĩa là dùng trí tuệ để trực nhận được các bản tính Như Thực của vạn pháp, và hành trì theo kiến giải đó.

Chính vì nhẫn là tuệ, cho nên đức Phật mới dạy : “Chư Phật-tử! Ðại Bồ-Tát có mười thứ nhẫn, nếu được nhẫn này thời được đến nơi vô-ngại nhẫn-địa của tất cả Bồ-tát, tất cả Phật-pháp vô-ngại vô-tận.“

Rõ ràng nhất là trong Kinh Pháp Tập, con người thực hiện Nhẫn cần phải đat được sáu điều sau

  • An tĩnh trước mọi lời mắng chửi, không có ý giận hờn, thù hằn.
  • An tĩnh khi bị người ta đánh đập, hành hạ.
  • An tĩnh trước sự áp bức, mưu hại mà không có ý trả thù;
  • An tĩnh trước sự tức giận của người khác;
  • An nhiên trước sự được mất, khen chê, đề cao hay hạ thấp, khổ vui;
  • Không nhiễm phiền não.

Những điển tích chữ Nhẫn đẹp, hay

Khi kể về các điển tích chữ Nhẫn trong Phật giáo có lẽ không ai không biết đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi Ngài còn là Thái tử, đã cam chịu móc mắt, xẻo thịt, chặt tay chân… mà không oán thán để cảm hóa kẻ ác.

Hoặc có thể điển tích về Bồ-tát Thường Bất Khinh, Ngài gặp bất kỳ ai cũng đảnh lễ, cúi lạy, tán thán, mặc cho người ta chê cười, xua đuổi, cuối cùng đạt trí tuệ vô ngại, giáo hóa được mọi người.

Cũng không thể quên tấm gương nhẫn nhục của Bồ tát Thích Quảng Đức, Ngài thiêu thân vì Đạo pháp, an nhiên khi lửa bùng cháy, không một cử động, không lời oán thán chính quyền kỳ thị Phật giáo của Ngô Đình Diệm

Thơ 12 chữ nhẫn nổi tiếng trong mọi văn hóa

Một số bài thơ 12 chữ nhẫn nổi tiếng:

Nhẫn cho hạnh phúc vợ chồng

Nhẫn cho muôn sự yên lòng mẹ cha

Nhẫn cho bạn bè gần xa

Nhẫn cho trong ấm ngoài êm

Nhẫn cho tình cảm đầm đà anh em

Nhẫn cho tính nết ngày thêm dịu hiền

Nhẫn cho lòng bớt ưu phiền

Nhẫn cho không để tiền bạc làm hư

Nhẫn cho trí bớt dại ngu

Nhẫn cho tránh mối hận thù khoét sâu

Nhẫn cho trọn trước vẹn sau

Nhẫn cho cuộc sống hận sầu vơi đi…

chữ nhẫn (1)
chữ nhẫn (1)

Chữ nhẫn tiếng hoa thư pháp

Chữ “ Nhẫn “ là thể hiện sự độ lượng, khoan dung, biết nhẫn nhịn, tuy nhiên không phải nhẫn nhịn là thua kém, mà nhẫn chính là cách thể hiện bản lĩnh con người.

Nếu mọi người hiểu hết ý nghĩa của Nhẫn trong thư pháp sẽ mang lại một cuộc sống bình an, tâm tĩnh, phúc, đức, vượt qua mọi thử thách.

Vì thế người dân ta thường hay dùng Nhẫn thư pháp Trung Quốc để có thể trang trí ngôi nhà và để luôn nhắc nhở bản thân.

Vì sao “nhẫn” thư pháp lại có giá trị?

Trong cuộc sống, Nhẫn có ý nghĩa là nhịn và nhường, chấp nhận nghịch cảnh, chịu nhận thua thiệt, mất mát về mình.

Tuy nhiên, Nhẫn là chấp nhận mọi việc nhưng trong lòng không hề giận cũng không chấp tâm niệm, không thù hằn.

Chỉ có nhẫn nhịn mới đạt được thành công.

Vì thế những chữ Nhẫn thư pháp luôn đạt giá trị cao nhất.

Những chất liệu đóng khung cũng như nền để làm tranh chữ “Nhẫn”

Với đa dạng chất liệu để làm tranh nên khách hàng có thể tùy chọn để phù hợp với kinh tế và ngôi nhà của bạn:

  • Tranh gỗ
  • Tranh thêu chữ thập
  • Tranh gỗ
  • Tranh gạo
  • Tranh dát vàng
  • Tranh đá quý

Dù chất liệu gì đi nữa thì người nghệ nhân muốn thể hiện một chữ Nhẫn trong thư pháp cần kết hợp sự uyển chuyển và mạnh mẽ. Nếu một bức thư pháp thể hiện được những yếu tố này thành công truyền tải những ý nghĩa đến mọi người

Việc lấy đẹp làm sức mạnh cho thấy quan niệm phong thủy, quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn đem lại cho gia chủ.

Chữ nhẫn trong tiếng nôm

Thơ về chữ nhẫn

Ông bà ta từng nói “một điều nhịn bằng chín điều lành” để nói lên tầm quan trọng của sự nhẫn nhịn trong cuộc sống. Và thơ về chữ nhẫn thể hiện sâu sắc triết lý cho cuộc sống con người. Cùng chúng tôi tham khảo một số bài thơ dưới đây nhé!

Tác giả: Cư Nguyễn

Bài thơ về : Chữ nhẫn

NHẪN nén tâm bình dịu nỗi đau
MỘT lời nóng giận lỗi lầm sau
CHÚT hoà hoãn đẹp tình hoàn hảo
SÓNG dịu an lành nghĩa kết giao
YÊN ấm gia đình xua áo não
GIÓ êm tổ quốc rạng tươi màu
LẶNG nghe sáo trổi nhàn cư dạo
Lùi một bước trời cao núi rộng

Tác giả: Quan Trần

Bài thơ về chữ nhẫn: Nhẫn nhịn nhau

Nếu mà biết nhẫn nhịn nhau
Gia đình hoà thuận nhịp cầu yêu thương
Cho dù vạn lí, thập phương
Gia đình xum họp, vạn đường như mơ

Tiếng cười, con trẻ bé thơ
Bên cha bên mẹ một bờ yên vui
Chữ nhẫn số một người ơi
Cho nhau cuộc sống thảnh thơi nghĩa tình

Cho con cho cả đôi mình
Cho nhau hạnh phúc hoà bình muôn năm!

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Bài thơ về : Học chữ nhẫn

Nhẫn một chút…trời yên biển lặng
To hóa nhỏ sao có chiến tranh
Nhẫn một chút đổi lấy an lành
Lùi một bước phía sau biển rộng