Site icon Đồ Gỗ Quốc Cường

Ý NGHĨA CỦA HÌNH ẢNH HẠC VÀ RÙA TRONG VĂN HÓA THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, hình ảnh Hạc và Rùa; một hình ảnh rất quen thuộc mà chắc hẳn trong chúng ta đã từng nhìn thấy ở gian thờ của gia đình, hay ở các đình chùa. Vậy ý nghĩa của hình ảnh này là gì?. Hình ảnh Hạc và Rùa tượng trưng cho điều gì?. Hãy cùng chúng tôi giải đáp các câu hỏi đó, trong bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh hạc và rùa

Biểu tượng hình ảnh Rùa.

Tìm hiểu về biểu tượng con Hạc.

Ý nghĩa hình ảnh hạc và rùa.

Theo phong thủy:

+ Hạc tương trưng cho lực dương bởi vì: Hạc sống trên cao, đầu đội công lý; đôi mắt sắc tương trưng cho mặt trời và mặt trăng, cánh là gió, lông là cỏ cây; còn đôi chân dài có ý nghĩa là đất. Vì vậy hình ảnh Hạc được tượng trưng cho không gian, cho bầu trời.

+ Rùa: Rùa là động vật sống dưới nước nên tượng trưng cho đất, tức là lực âm.

Theo tương truyền trong dân gian:

+ Theo truyền thuyết kể lại: Hạc và Rùa vốn là đôi bạn thân; Hạc sống trên cạn, biết bay, còn Rùa sống dưới nước, biết bò. Chính vì vậy khi trời mưa lũ, ngập úng thì Hạc không thể sống được ở dưới nước; Rùa đã giúp Hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Và ngược lại, khi trời hạn hán thì hạc giúp rùa  đi đến vùng có nước.

Lời kết.

Với những ý nghĩa sâu sắc, hạc thờ cúng là vật phẩm quan trọng trong bất kì không gian thờ cúng nào và rất quan trọng. Bên cạnh đó, còn có các chi tiết như hạc đội đèn nến nhằm thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, là ngọn đèn soi sáng, giác ngộ, thức tỉnh tâm tính con người hay hạc ngậm ngọc, ngậm sen với các ý nghĩa: hạc ngậm ngọc biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng, quyền quý còn hình ảnh hạc ngậm sen thể hiện sự giác ngộ, thức tỉnh những điều xấu để vươn lên trong cuộc sống.

Exit mobile version