“Nam tả- nữ hữu” – câu nói đã có từ xa xưa, nó cũng đã trở thành một quy tắc trong văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Nhưng ý nghĩa sâu sắc của câu nói này có ý nghĩa như thế nào; quy tắc đó được vận dụng vào những hoàn cảnh nào?. Thì trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Khái niệm.
- Để hiểu được câu nói này, thì trước tiên chúng ta sẽ đi phân tích các từ trong câu nói.
+ Nam: nam giới (đàn ông).
+ Nữ: nữ giới (đàn bà).
+ Tả: bên trái.
+ Hữu: bên phải.
- Ghép lại các từ lại với nhau thì câu nói đó có ý nghĩa là: “Nam bên trái, nữ bên phải” .
- Qua phân tích các từ trên thì chúng ta cũng đã hiểu được nôm na phần nào câu nói trên. Và để tìm hiểu ý nghĩa của quy tắc đó, hay các bối cảnh áp dụng quy tắc đó như thế nào?. Thì chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa “Nam tả- nữ hữu”.
- Quy tắc “ Nam tả- nữ hữu” được hình thành từ xa xưa. Nó được hình thành từ những truyền thuyết của người Trung Hoa xưa; và thuyết Âm dương trong triết học Trung Hoa. Tức là nó vừa được hình thành theo truyền thuyết ông cha truyền lại, và được chứng minh theo cơ sở khoa học.
- Theo truyền thuyết của người Trung Hoa xưa: Khi Thủy tổ Bàn Cổ hóa thành tiên, thì lúc đó mắt trái của Bàn Cổ hóa thành Thần Mặt Trời, mắt phải của Bàn Cổ hóa thành Thần Mặt Trăng. Mà Mặt Trời được coi là dương, Mặt Trăng là âm.
- Và theo cơ sở khoa học, thì thuyết Âm dương được định nghĩa như sau: Âm dương là hai cực đối lập, nhưng lại thống nhất với nhau tạo sự khởi đầu. Âm dương không loại trừ nhau mà còn tạo điều kiện tồn tại cho nhau. Và đàn ông được định nghĩa là Dương, đàn bà là Âm.
- Kết hợp cả hai thuyết trên thì chúng ta đã hiểu được quy tắc “Nam tả nữ hữu” rồi phải không ạ?
Các trường hợp áp dụng quy tắc trong cuộc sống.
- Khi bày trí bàn thờ gia tiên hay đặt bia mộ ông bà tổ tiên: Trên bàn thờ gia tiên, hay cách đặt bài vị và bia mộ tổ tiên; thì hình ảnh ông bà sẽ được đặt theo quy tắc này. Tức là ảnh thờ hay bia mộ của bà đặt bên phải; còn ảnh của ông được đặt bên trái (hướng từ bàn thờ ra).
- Trong nghi thức đám cưới trong hôn lễ: Trước bàn thờ gia tiên, hay trong thánh đường, hay hội trường, sân khấu thì khi cử hành hôn lễ; cô dâu cũng đứng bên phải, chú dể đứng bên trái (hướng từ trên xuống). Chính vì vậy, các bạn có thể để ý các ảnh cưới của cô dâu chú dể trong khi cử hành hôn lễ sẽ đều theo quy tắc này. Hay những tấm ảnh cưới của cô dâu chú dể; thì cô dâu và chú dể cũng đứng theo quy tắc đó.
- Trong đời sống vợ chồng: Tư thế vị trí ngủ cũng vô cùng quan trọng; cách nằm đúng là vợ bên phải, chồng bên trái. Cách nằm này người chồng nằm bên trái sẽ thoải mái hơn; bởi vì khi chồng nằm bên trái thì cánh tay phải người chồng sẽ kê gối cho vợ tốt hơn; và khi người chồng nghiêng sang phải ôm vợ thì người vợ sẽ cảm giác an tâm hơn. Với tư thế này thì tim của người chồng cũng không bị ép nên sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Hơn nữa quy tắc này không chỉ áp dụng trong các nghi thức gia đình, thờ cúng tổ tiên; mà nó còn được áp dụng trong các nghi thức lớn của quốc gia và các văn bản chính trị như:
- Trong các nghi lễ hợp tác quốc gia: Nước chủ nhà thì các nguyên thủ quốc gia, thủ tướng sẽ luôn đứng hoặc ngồi ở vị trí chủ nhà; tức là bên trái, còn khách mời các nước khác là vị trí bên phải.
- Trong các văn kiện, ký kết hợp đồng: Các bạn có thể để ý ở cuối các bản hợp đồng thì sẽ là phần chữ ký của bên A và bên B. Ví dụ trong hợp đồng lao động, thì chữ ký bên phải ( tính từ tờ giấy ra) là chữ ký người lao động; còn bên trái là chữ ký của Người sử dụng lao động. Hay trong hợp đồng bán hàng, thì bên trái là chữ ký người bán; bên phải sẽ là chữ ký người mua.
- Như vậy: Chỉ với một quy tắc đơn giản ngắn gọn thôi, mà giúp chúng ta hiểu được thêm rất nhiều ý nghĩa. Và áp dụng được rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như hiểu được các phong tục; tục lệ quan trọng của ông cha ta. Và chúng tôi hy vọng trong bài viết hôm nay đã giúp các bạn hiểu được quy tắc “ nam tả nữ hữu” và áp dụng một cách tốt nhất trong cuộc sống hằng ngày của các bạn nhé. Bởi vì khi các bạn áp dụng quy tắc này thì các bạn sẽ gặp được nhiều may mắn; bình an trong gia đình cũng như đời sống.